Hồ Vinh Hoa tự Bình các ván cờ của mình

Hồ Vinh Hoa khi được mời tiệc khi ông vừa vô địch giải cá nhân Trung Quốc 2000 -khi phóng viên hỏi
- Hồ Đại Sư, Ông là kỳ thủ cấp đỉnh thế giới. Theo Ông khi kỳ nghệ đạt tới Đỉnh Cao Nhất, tối quan trọng là phải sẵn có những năng lực gì? ông đã trả lời rất hay
- Kỳ vương tiền bối Chu Đức Dụ tiên sinh từng nói: để trở thành kỳ thủ đỉnh cấp, cần làm được “Đởm Đại Tâm Tế” (To gan nhưng tâm tỉ mỉ). Bốn chữ này khái khoát bao gồm những yếu tố cần có của kỳ thủ cấp thượng đỉnh, cũng vừa bao gồm tố chất cần thiết cho những người làm chuyện lớn.”To Gan” chính là “Sáng Tạo” mà xã hội thời nay thường nói. Bạn có gan dạ mới dám đi những nước Cờ mà người khác không dám, mới có thể phá vỡ thành trì đối phương.”Tâm Tế” ( Tỉ Mỉ), là cân nhắc tỉ mỉ từng nước đi, sao cho một giọt nước cũng không thất thoát, thì người khác không hãm thành bạn được .
-Hồ Đại Sư, Ông nói kỳ nghệ có thể thông qua sáng tạo mà nâng cao, như vậy chương pháp ( bài bản ) và chiêu thức đánh cờ là chỉ những phương diện nào?
- HVH: Nói về bài bản và chiêu thức, trước tiên tôi muốn nói đến quân Pháo 炮 trong cờ Tướng. Vào Đời Nhà Đường, trên bàn cờ Tướng được thêm vào quân Pháo 炮. Nhưng lúc bấy giờ 炮 không phải bộ 火, mà là Bộ 石 ( vì phát minh thuốc nổ là chuyện sau này của Nhà Tống) 炮 là dùng để chỉ những máy ném đá. Sau khi có 炮 thì chiến thuật có thêm rất nhiều biến hoá. Câu 马后炮 (Mã HậuPháo), chỉ rỏ vị trí giữa Mã và Pháo. Pháo phải đứng sau Mã, kết cấu như vậy là hoàn hảo nhất, có uy lực nhất. Giả sử ta nhân cách hóa, xem Mã và Pháo là hai vật sống, Pháo không phục Mã, nhất định đòi đứng trước Mã, cuộc Cờ sẽ đưa đến một kết quả khác, thông thường là tệ hại hơn. Như vậy, đánh Cờ nhất định phải có bài bản! Làm người cũng thế, không có quy củ, không thành vuông tròn.
NB: Trong những kỳ thủ tham dự Giải Quốc Tế, giữa dạng kỳ thủ thích sáng tạo và dạng thích chơi theo bài bản, dạng nào dễ dành chiến thắng hơn?
HVH: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin kể câu chuyện của danh kỳ cờ vây Lâm Hải Phong. Khoảng 50 năm trước, Ông Lâm đã đến Nhật khiêu chiến người đoạt Vô Địch của Giải Danh Nhân. Trước ngày thi đấu, Ông đến thỉnh giáo ngôi sao Bắc Đẩu Cờ Vây thời bấy giờ là Ngô Thanh Nguyên tiên sinh để vấn kế. Họ Ngô đã tặng cho ba chữ ”Bình Thường Tâm”. Cho nên , kỳ thủ thắng Giải lớn, không nặng về phần có phương pháp sáng tạo mà quan trọng nhất là Tâm Thái thi đấu. Người Nhật có câu:” Trong Giải Lớn Cờ Kém Hay”. Thi đấu trong Giải lớn, đôi bên đều hồi hộp, là vì tâm lý sợ hãi thất bại đã vượt hẳn khát vọng về thắng lợi. Tâm lý sợ thua đã gây trở ngại và ảnh hưởng tai hại cho chương pháp và suy nghĩ trong quá trình thi đấu. Hiện tượng này cũng khá phổ biến trong các bộ môn thể thao khác. Tôi nghĩ rằng “Bình Thường Tâm” có thể diễn dịch qua câu nói của Đạo Gia: “Được cũng đạm nhiên, Mất cũng thái nhiên, Thuận kỳ tự nhiên, đó là Đạo”. Người Trung Hoa vì các nhân tố về văn hoá, trước thi đấu thường tránh nghe chữ Thua cho nên mới nói ba chữ ”Bình Thường Tâm”. Ngô Thanh Nguyên tiên sinh đánh cờ mấy mươi năm, câu Tâm Bình Thường là một lĩnh hội về đạo Cờ, cũng là một cảm ngộ về nhân sinh. Như bao nhiêu sự việc khác, muốn thắng lại sợ thua, đây là trạng thái tâm lý tệ hại nhất đồng thời là tâm trạng dễ thua nhất. Nếu để tâm thái nhẹ nhàng, thoải mái để ứng chiến, làm việc, kết quả chắc chắn khá hơn tâm trạng sợ sệt. Cảnh giới cao nhất của Bình Thường Tâm là bỏ hết những ý nghĩ thắng thua ra ngoài, tâm không có tạp niệm. Bất kể đang lúc thi đấu hoặc tập luyện, nhất tâm bất loạn, bản thân kỷ nghệ cũng sẽ nâng cao rất nhanh. Cho nên gạt bỏ ý niệm thắng thua, chú tâm làm tốt việc trước mắt, bạn mới có thể thành người thắng lợi cuối cùng.

TRONG VĂN TỰ NÓI VĂN HÓA

NB: Hồ Đại Sư, Cờ Tướng là tinh tuý truyền thống văn hoá của Trung Quốc, đã lưu truyền trên ngàn năm, gắn liền sinh hoạt hằng ngày con người. Theo Ông sự tương quan giữa cờ Tướng và cuộc sống thường nhật chúng ta có mật thiết không?
HVH: Từ xưa đến nay, Cờ Tướng có một tầm mức ảnh hưởng nhất định trong cuộc sống, có rất nhiều dụng ngữ cờ Tướng gắn liền khắn khít với sinh hoạt chúng ta. Ví dụ, thập niên 60 thế kỷ trước, nhà nước tung ra khẩu hiệu “Cả nước một ván cờ” ( toàn quốc một lòng) .Bấy giờ trong nước còn nghèo nàn, muốn làm chuyện lớn mà tốn tiền ít, là lấy “Cả nước một ván cờ” làm tinh thần động lực thúc đẩy, mọi người chung vai góp sức, hổ trợ lẫn nhau, trên dưới một lòng, nhờ đó mà công cuộc xây dựng nước nhà được tiến nhanh tiến mạnh. Ngày nay, những thuật ngữ đã quen miệng như ”Bỏ Chốt giữ Xe”, “phế Xe giữ Tướng”, “chiếu tướng “, “Chốt qua sông sức mạnh bằng Xe, Mã” v.v…đều bắt nguồn từ chiến thuật Cờ Tướng. Những thuật ngữ chiến thuật này không những phản ảnh dân chúng biết đánh cờ, mà còn biết dùng chiến thuật ấy một cách linh hoạt qua mưu lược và việc làm hằng ngày. Ấy cũng là một sự thăng hoa về chiến thuật Cờ Tướng vậy.

NB: Hồ Đại Sư, nhìn hiện trạng phát triển Cờ Tướng trong nước có vẻ trì trệ, chầm chậm tiến bước. Theo Ông, để đẩy mạnh Cờ Tướng hướng về thế giới, chúng ta cần phải làm gì?

HVH: Cờ Tướng phải dựa trên cơ sở phát triển trong nước để hướng về thế giới. Trung Quốc có câu nói: “Vận nước thịnh, Vận cờ hưng”. Cơ sở kinh tế quyết định phát triển thượng tầng kiến trúc. Chỉ cần kinh tế phát triển mạnh, sức ảnh hưởng lớn, truyền thống văn hoá TQ tự nhiên truyền đi khắp thế giới. Phim ảnh Holywood ngự trị nền điện ảnh thế giới, không phải chỉ vì nghệ thuật điện ảnh hay, trong đó còn bao gồm những bối cảnh văn hoá sâu sắc của dân tộc,của thế giới. Lúc xưa người TQ học cờ Vua qua sách vở phiên dịch của người nước ngoài và chỉ đạt được kết quả rất hạn chế. Chỉ khi nào người TQ được dịp xem nguyên tác kỳ nghệ của họ thì trình độ cờ Vua mới thật sự được nâng cao. Cho nên, khi ta dịch sách Cờ Tướng ra tiếng Anh, người Tây học hiểu nhưng khó tinh thông. Tôi nhớ một lần đi bình cờ trong một giải quốc tế, đó là ván đấu giữa kỳ thủ Nhật và Âu Châu. Bấy giờ người Nhật hơn hẳn một con Xe. Tục ngữ Trung Hoa nói: “Cờ tàn Xe phải đứng chỗ cao” và câu: “Chống sĩ giác không sợ Mã chiếu tướng”. Kết quả Nhật thua. Anh ta dùng chương pháp “Trầm Để Xa” (Xe chìm đáy) của Cờ Vua để chơi Cờ Tướng, không kịp thời rút Xe về, đồng thời không chống hai Sĩ lên, bị Chốt chặn nghẹn Tượng nhản, Mã “ngoạ tàu” chiếu bí. Nếu Anh ta thông hiểu Văn hoá TQ, biết một trong hai câu tục ngữ trên thì thắng rồi. Ngoài ra, người ngoại quốc đánh cờ, thích tính giá trị của từng quân cờ, thiếu sự lý giải định thức văn hoá Cờ Tướng, làm trở ngại sự tiến bộ. Cho nên sự khác biệt về nền văn hoá Đông Tây, ảnh hưởng đến việc phát triển, đẩy mạnh Cờ Tướng. Chỉ khi nào người ngoại quốc chủ động học tập văn hoá TQ, tự nhiên sẽ quan tâm đến Cờ Tướng, bấy giờ Cờ Tướng tự nhiên hướng về thế giới.

QUÂN CỜ NHỎ, TRÒN MỘNG LỚN

NB: Hồ Tư lệnh, tôi không mấy rành việc đánh Cờ. Trước kia thấy hai em nhỏ đánh cờ, một em đi sai nước bị em kia ăn mất Xe. Em nói với đối phương: Xe là quân cờ mạnh nhất, không ăn được, thôi thi ăn đỡ con Mã nhé…Các em xem rất nặng về cái mạnh, yếu của các quân Xe, Pháo, Mã v.v…Ông có cái nhìn như thế nào về 32 quân cờ?

HVH: Có người từng nói, giá trị mỗi con cờ trong Cờ Vây đều bình đẳng, nhưng Xe, Pháo, Mã, Tướng, Sĩ, Tượng trong Cờ Tướng thì có phân biệt về đẳng cấp. Tôi thì có cái nhìn khác. Những ông thầy Cờ Tướng thường dạy cách tính giá trị quân cờ trong lớp vỡ lòng cho học sinh. Họ thường nói ”trị giá con Xe tương đương Pháo và Mã”, “một Mã tương đương với gì gì đó…”. Trong giai đoạn vỡ lòng, lượng giá các quân cờ như thế còn tạm chấp nhận được, nhưng phải nói cho các em rõ đây chỉ đúng trong trường hợp thông thường. Ví dụ, những ai chơi Cờ đều biết ”Nhất Xa Sát Vạn”. Sức mạnh của Xe thật ghê gớm hơn hẳn Mã và Pháo, nhưng một Xe không thắng Sĩ Tượng toàn! Nếu bây giờ thay thế Xe bằng tổ hợp “Ba Chốt” hoặc là ” Pháo và Chốt cao” thì chắc chắn thắng Sĩ Tượng toàn. Sở dĩ cờ Tướng có sức lôi cuống mãnh liệt là vì không sắp đặt địa vị cao thấp của quân cờ một cách cứng ngắt, mà các quân cờ bất luận mạnh hay yếu, tuỳ vị trí chiếm cứ trên bàn cờ, đều có thể phát huy công năng đặc định của mình. Những ”quân yếu” dưới mắt của người không am tường cũng có năng lực cứu chúa, hộ giá. Điểm này khá giống như thế đứng của con người trong xã hội ,giữa người và người không có sự phân biệt cao thấp, quý hèn, mỗi người đang đóng vai mình, đang hành xử những chức năng xã hội khác nhau, nên mỗi một cá thể đều phải được tôn trọng.

NB: Ông đang nói đến “quân yếu” cũng có thể hộ giá. Vậy chúng một lòng “Vì Nước Vì Dân ”
HVH: Vâng, Anh nói rất đúng. Vai trò quân cờ tuy khác nhau, nhưng mục đích chỉ có một: là giành thắng lợi sau cùng. Tất cả vì Đại Cuộc. Được, mất, vinh nhục cá nhân, ngay cả hy sinh tính mạng cũng chẳng tiếc. Làm người cũng thế, hiện đang đề xướng “tinh thần làm việc đồng đội”, đó là yêu cầu chúng ta phải hiểu những người quanh ta, cùng hợp tác nhau mới đạt đến chỗ hai bên đề có lợi và xã hội mới tiến bộ nhanh chóng. Nếu chỉ cô thân tác chiến, dù bạn có năng lực, uy lực cỡ nào đi nữa, cũng chỉ là sức trâu, thành tựu không đáng kể. Mỗi một người phát huy công năng sẵn có, phối hợp thích đáng với các lực lượng xung quanh và sẵn sàng hy sinh khi cần. Hy sinh cái tôi nhò để thành đạt cái tôi lớn!

( Bài phóng vấn này được chuyển ngữ bởi bác Kính Tâm)

Hồ Vinh Hoa thắng Lưu Ức Từ
  • 1s
  • 3s
  • 5s
  • 8s
Bấm Esc hoặc click vào đây để thoát chế độ toàn màn hình